Bạn đang muốn tìm hiểu về các giai đoạn tố tụng hình sự và công việc cụ thể của từng giai đoạn? Luật Dương Gia xin chia sẻ với bạn qua bài viết dưới đây để có cái nhìn chi tiết nhất!
1. Giai đoạn 1: khởi tố vụ án hình sự
Trong các giai đoạn tố tụng hình sự thì khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu. Việc khởi tố sẽ được thực hiện bởi cơ quan chức năng dựa theo kết quả điều tra có dấu hiệu phạm tội.
Việc khởi tố vụ án hình sự sẽ được thực hiện bởi một trong các cơ quan như: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử, đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, cơ quan Kiểm lâm hoặc các cơ quan khác thuộc lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân… Đây là những cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành điều tra các vụ án hình sự theo quy định của pháp luật.
>> Mời bạn theo dõi và tham khảo thêm bài viết sau của chúng tôi: Đặt tên con gái có ý nghĩa “mùa xuân” bằng tiếng Anh cực hay
2. Giai đoạn 2: Điều tra vụ án hình sự
Tiếp theo giai đoạn khởi tố là giai đoạn điều tra vụ án với những chi tiết cấu thành tội phạm để xác định tội phạm và hành vi phạm tội làm cơ sở xét xử.
Trong quá trình điều tra khi đã thu thập đủ chứng cứ xác định tội và người phạm tội thì Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố. Với những vụ án được áp dụng theo thủ tục rút gọn thì chỉ làm đề nghị truy tố.
Khi nhận được hồ sơ chuyển giao từ cơ quan điều tra thì Viện kiểm sát phải ra một trong các quyết định như truy tố bị can ra trước Tòa án có thẩm quyền bằng bản cáo trạng, trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án tùy theo kết quả điều tra.
3. Giai đoạn 3: Xét xử sơ thẩm
Thẩm quyền xét xử các vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa các cấp và Tòa án quân sự cấp khu vực. Với cấp huyện thì sẽ xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng.
Với những tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia; các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh; hoặc các tội phạm quy định tại các Điều 92, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322, 323 của BLHS thì sẽ không thuộc thẩm quyền của tòa án cấp huyện.
Còn Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu sẽ xét xử những vụ án hình sự không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự cấp khu vực và những vụ án được chuyển từ Tòa án cấp dưới lên.
Khi mở phiên tòa thì sẽ có các giai đoạn là bắt đầu phiên tòa với bản cáo trạng sau đó là xét hỏi để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án, trực tiếp xem xét vật chứng, tài liệu tại phiên tòa. Tiếp theo là giai đoạn tranh luận để bào chữa và tiếp đó là giai đoạn nghị án và tuyên án.
4. 3 giai đoạn cuối: Xét xử phúc thẩm, thi hành án và tố tụng đặc biệt
Khi có quyết định xem xét lại vụ án thì sẽ thực hiện xét xử phúc thẩm. Trường hợp này sẽ diễn ra nếu có bản kháng án hoặc có phát hiện tình tiết mới của vụ án.
Khi đã thực hiện xong các giai đoạn trên sẽ đến giai đoạn tố tụng hình sự nhằm thực hiện bản án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Nếu có phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật trong việc xử lý vụ án thì giám đốc thẩm sẽ là giai đoạn tố tụng hình sự để xét lại bản án.
Tái thẩm là giai đoạn xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật vì có những tình tiết mới được phát hiện, những nội dung mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án đã được ra quyết định trước đó.
Trên đây là các giai đoạn tố tụng hình sự, để được tư vấn bởi luật sư chuyên nghiệp mời bạn hãy liên hệ với Luật Dương Gia để được giải đáp!
>> Xem thêm: Những tên tiếng Anh đẹp và thơ mộng từ Disney cho bé gái