Ngoài những cái tên, câu nói, thuật ngữ thông thường bằng tiếng Việt vẫn sử dụng trong những sự kiện thì những cái tên, thuật ngữ tiếng anh hiện nay cũng được sử dụng rất nhiều trong tổ chức sự kiện để bắt kịp xu hướng hội nhập trong xã hội mới. Cùng theo dõi những thuật ngữ bằng tiếng anh trong tổ chức sự kiện mà chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé!
##
5.1 (Dolby Digital Audio Codec) – Dàn âm thanh có 6 kênh khác nhau: trái, phải, trung tâm, surround trái, surround phải, loa sub,…
35 mm – Cỡ phim tiêu chuẩn trong quay phim
A
Auditorium – Phòng hội nghị bố trí theo kiểu theater để xem phim, thuyết trình thông qua các phương tiện truyền thông đa phương tiện hoặc thuyết trình live
Agenda – Lịch trình những thứ cần phải làm như agenda là kịch bản chương trình,…
Audio visual system – Hệ thống âm thanh ánh sáng
Audio visual aids – Phụ kiện nghe nhìn như phim, loa, flip chart, projector,…
B
Banquet event order – Bản tóm tắt liệt kê các chi tiết vật dụng chuẩn bị cho tổ chức event như set up phòng thế nào, đồ ăn, đồ uống như thế nào,…
Budgetary philosophy – Bản tính toán tài chính, dự trù lời, lỗ
Badge – Huy hiệu, thẻ
C
Cash bar – Quầy bar set up riêng cho những khách có nhu cầu dùng đồ uống riêng
Contingency plan – Kế hoạch sơ qua có thể thay thế kế hoạch ban đầu nếu bất ngờ có thay đổi
Crowd control – Bản hướng dẫn cho người tham gia, hướng dẫn họ di chuyển có trật tự tránh tắc nghẽn
D
Delegate – Chỉ người có đăng ký tham dự hoặc đại biểu được bình chọn trong 1 hội thảo, sự kiện, meeting…
E
Emergency action plan – Kế hoạch hành động khẩn cấp, hay kế hoạch đối phó rủi ro vàn chỉ ra những việc cần làm khi có các tình huống rủi ro bất ngờ như cháy, ngộ độc thực phẩm, …
F
Flip chart – Cái chân đế để giấy khổ A2, có thể lật được như kiểu lịch treo tường, dùng cho thuyết trình
Floor plan – Layout bố trí các vật dụng tại địa điểm tổ chức sự kiện ví dụ bàn ghế, toilet…
Follow-up – Các hoạt động xảy ra sau event
G
Guiding board – Bảng chỉ dẫn
Gooseneck – Giá đỡ trên bục phát biểu để đặt mic
I
Inside booth hay Inline booth – Khoảng không gian dành để trưng bày trong 1 gian hàng
Indirect cost – Chi phí gián tiếp
L
Lav mic – Mic không dây đeo ở cổ áo hoặc ve áo
Lanyard – Dây đeo ở cổ, dùng để treo thẻ
Logistics – Những việc cần thực hiện để đảm bảo quản lý hiệu quả các vật dụng, thông tin và con người trong việc tổ chức event
M
Masking drapes – Vải dùng để phủ những khu vực không muốn mọi người nhìn vào
Move in – Quy trình dựng một triển lãm; Move out – Quy trình tháo dỡ
O
Onsite – Nơi diễn ra event
P
Place cards – Vật chỉ dẫn dùng để ghi tên khách tham dự và thường có dạng card
Physical requirements – Những yêu cầu liên quan đến kiến trúc, bố trí, nhiệt độ… để đáp ứng yêu cầu của 1 event
Post event meeting – Họp sau sự kiện, Pre event meeting – Họp trước sự kiện
R
Reader board – Bảng điện tử liệt kê các event trong ngày tại địa điểm
Ready room – Phòng gặp gỡ, nghỉ ngơi, test âm thanh ánh sáng hay phòng chuẩn bị trước và trong event
Rounds- Bàn tiệc tròn, thường ngồi 8 – 10 người
T
Table cloth – Khăn trải bàn
Theme event – Event có chủ đề, trong đó đồ ăn, giải trí, thiết kế đều theo một mô típ riêng
Turnover – Tái set up lại căn phòng theo kiểu khác, ví dụ sau khi khách họp xong thì set up phòng họp theo kiểu khác để làm phòng tiệc
W
Wings – Cánh gà sân khấu
►Xem thêm: