Xét về góc độ kinh tế, thuế thu nhập cá nhân có tính trung lập cao hơn so với các loại thuế khác vì việc tăng hay giảm thuế thu nhập cá nhân hầu như không kéo theo những biến đổi về cơ cấu kinh tế. Bên cạnh việc quan tâm đến mẫu hóa đơn giá trị gia tăng, cách hạch toán chi phí hợp lý, thuế thu nhập cá nhân cũng là vấn đề nhiều kế toán đang vướng mắc. Để giúp giảm bớt áp lực công việc cho kế toán, một vài điều cần chú ý về thuế thu nhập cá nhân theo quy định hiện nay sẽ được đề cập qua nội dung bài viết sau đây.

1. Những khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân

Theo Thông tư 111/2013/TT-BTC, có 10 khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân đó là:

– Thu nhập từ kinh doanh;

– Thu nhập từ tiền lương, tiền công;

– Thu nhập từ đầu tư vốn;

– Thu nhập từ chuyển nhượng vốn;

– Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản;

– Thu nhập từ trúng thưởng;

– Thu nhập từ bản quyền;

– Thu nhập từ nhượng quyền thương mại;

– Thu nhập từ nhận thừa kế;

– Thu nhập từ nhận quà tặng.

2. Thu nhập ở hai nơi thì đóng thuế thu nhập cá nhân như thế nào?

Trường hợp cá nhân ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng hoặc không ký Hợp đồng lao động với công ty thứ hai: Doanh nghiệp khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân nếu có tổng mức thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên.

Còn đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên với công ty thứ hai: Doanh nghiệp trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần. Đây chính là nội dung được nêu rõ tại Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

3. Hợp đồng thử việc có phải khấu trừ thuế?

Cá nhân giao kết hợp đồng thử việc nếu có thu nhập tháng từ hai triệu đồng trở lên thì doanh nghiệp khấu trừ 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

Tuy nhiên, trong trường hợp cá nhân ký hợp đồng thử việc và chỉ có duy nhất 01 nguồn thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế không vượt quá 108.000.000 đồng thì khi làm Bản cam kết 02/CK-TNCN sẽ không bị doanh nghiệp khấu trừ thuế.

4. Tiền làm thêm giờ có phải đóng thuế thu nhập cá nhân?

Cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, ngày nghỉ hằng tuần, ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, làm thêm giờ vào ban đêm, được trả mức lương cao hơn mức tiền lương làm việc vào giờ làm việc bình thường thì phần thu nhập trả cao hơn sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân. 

Rút gọn hồ sơ thông báo phát hành hóa đơn điện tử theo Thông tư 68 

Những nội dung bắt buộc phải có trên mẫu hóa đơn điện tử hợp lệ

5. Các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN

Theo điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, các khoản phụ cấp, trợ cấp sau đây không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân:

– Khoản trợ cấp, phụ cấp được ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.

– Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.

– Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.

– Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.

– Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.

– Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ, hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau sinh con, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.

– Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật.

– Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao.

– Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật. Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người Việt Nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về Việt Nam làm việc (theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC).

– Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản.

– Phụ cấp đặc thù ngành nghề.

 

Rate this post
Bookmark and Share

administrator

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *